Gia đình "da cam” làm đẹp đời bằng xe ba bánh

Chúng tôi không khỏi sững sờ khi chứng kiến những người thợ đang nuôi dưỡng ước mơ được đi lại của những số phận kém may mắn, bản thân họ cũng là người khuyết tật vì chất độc màu da cam.

Nước mắt da cam

Tiếp chúng tôi tại *ng khách xưởng sản xuất xe ba bánh cho người khuyết tật tại thôn Khả Lễ 2, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, ông chủ Diêm Trọng Thách chậm rãi kể lại câu chuyện cuộc đời mình.




Tham gia chiến tranh năm 1972, ông Thách chiến đấu tại các chiến trường Khe Sanh, Quảng Trị rồi tình nguyện sang Lào, Campuchia.

Cuối năm 1976, ông ra quân và lập gia đình. Bốn người con trai: Diêm Trọng Toàn (1977), Diêm Trọng Tiến (1979), Diêm Trọng Thắng (1982), Diêm Trọng Thịnh (1984) lần lượt ra đời, khỏe mạnh và thông minh. Niềm vui ngắn chẳng tày gang, lần lượt từng người con, cứ đến 6-7 tuổi là có biểu hiện chân tay co quắp, má hóp, môi trề, đầu gối chùng xuống… không đứng thẳng được nữa.

Đưa con đi xét nghiệm, ông mới ngỡ ngàng phát hiện ra, cả năm cha con đều là nạn nhân của chất độc màu da cam dioxin quái ác. Thời gian trôi qua, di chứng nhiễm độc màu da cam càng nặng. Cơ thể ông Thách và các con trai bị tàn phá, đôi vai vẹo vọ, xương sống biến dạng…




Anh Toàn, anh Tiến và mẹ

Nặng nhất là 3 người con lớn, không còn đứng nổi mà phải “ngồi” suốt ngày trên đôi chân gấp khúc. Tất cả các vật dụng trong căn nhà, vì thế mà đều được đặt ở vị trí rất thấp.

Khi chúng tôi đến, bà Nguyễn Thị Ý (vợ ông Thách) đang tranh thủ bắc nồi cơm, chuẩn bị ra cánh đồng ở cách nhà mấy km. Tất cả những công việc hàng ngày trong gia đình, một tay bà Ý lo hết, từ cơm nước, giặt giũ, lau dọn nhà cửa đến việc đồng áng. Những ngày mùa, bà còn đạp xe lên tận Gia Lương hay Thuận Thành để bán giống rau màu hoặc cấy hái.




San sẻ nỗi lòng trong nước mắt

Nhìn người phụ nữ mảnh dẻ ấy, khó ai tin nổi những cơ cực và nỗi đau bà đã phải chịu đựng. “Mỗi năm hai bận, tôi lại thu vén tiền nong để năm cha con dắt díu nhau đi khám. Hai bên nội ngoại có hỗ trợ, nhưng cũng chẳng thấm tháp là bao. Những năm ấy, cả nhà tôi gạo ăn còn thiếu, cả nhà chắc chỉ còn… cái bàn thờ thôi, cái gì bán được cũng bán hết rồi…” – bà Ý kể.

Cầm cự đến khoảng năm 1999 – 2000, bà ngã bệnh. Biết mình bị ung thư ác tính, phải mổ đoạn nhũ, bà đau khổ và suy sụp.




“Tưởng chết đến nơi rồi, nhưng cứ nghĩ đến hình ảnh ông nhà tôi và mấy đứa con yếu ớt không có người chăm sóc, tôi không “dám” chết nữa!” Cổ tích giữa đời thường

Những khó khăn và nỗi đau mà số phận ập đến, dầu vậy, không làm rỉ mòn khát vọng sống và nghị lực phi thường của gia đình ấy. Năm 2007, sau hơn một năm bán tạp hóa, có chút vốn liếng, các anh xin bố mẹ cho phép mua xe để đi loanh quanh trong làng.




Xưởng chế xe ba bánh Toàn Thắng – nơi ươm mầm những ước mơ giản dị

Ý định "viển vông" đó, mới đầu không được ủng hộ, nhưng rồi thương các con, ông Thách đặt mua một chiếc xe điện ba bánh ở miền Nam. Một thời gian sử dụng, chiếc xe phát sinh nhiều lỗi rồi “gục” hẳn. Anh Diêm Trọng Thắng tháo bung ra nghiên cứu, mày mò cải tiến lại.




Từ khát vọng của mình, “gia đình dioxin” đã nối dài niềm vui đến nhiều người khuyết tật khác

Dù trước đó, không ai trong nhà được đào tạo bài bản về cơ khí, nhưng nhờ ham học hỏi, học mót nghề của các xưởng cơ khí gần nhà, làm hỏng vài ba chiếc xe “thí nghiệm”, các anh đã thành công.




Anh Thịnh đang làm việc trong xưởng sản xuất



Những chiếc xe cũ của khách hàng được “đo ni đóng giày” và sửa lại thành xe ba bánh sao cho phù hợp với đặc điểm khuyết tật của người sử dụng.

Cả gia đình, mỗi người một việc, tham dự vào công việc sản xuất của xưởng xe ba bánh. Ông Thách, anh Thắng và anh Thịnh là “thợ cả”.




Chung sức



Ông Thách và anh Thịnh đang chỉnh lại vành xe



Anh Toàn, anh Tiến lo điều hành trang web www.xebabanh.vn



“Kỹ sư công nghệ thông tin” của xưởng Toàn Thắng



Với đôi tay này, anh có thể “đi” khắp thế giới



Bà Ý thì lo lắng cái ăn cái uống, chăm sóc từng li từng tí để chồng và các con có đủ sức làm việc. Việc đồng áng, chạy chợ, chăm sóc gia đình… dồn cả lên người phụ nữ này

Mọi việc tưởng đã dịu đi trong căn nhà dioxin, bỗng tai họa lại ập đến. Anh Diêm Trọng Thắng, người nghĩ ra ý tưởng thành lập xưởng chế xe ba bánh Toàn Thắng đột ngột ra đi. Vài tháng trước, trong một lần chạy xe lên Móng Cái mua phụ kiện, anh bị tai nạn giao thông và qua đời.

Lần giở từng trang thơ con trai viết, bà Ý nghẹn ngào kể lại chuyện anh ngày xưa mê đi học, thông minh thế nào, chuyện mấy cha con thức trắng đêm suy nghĩ để chế xe ra sao…




Nước mắt người mẹ, một lần nữa lại chảy tràn bên di bút con trai



Sau khi anh ra đi, những trang thơ đã được ép plastic Vượt qua mọi nỗi đau thể xác và tinh thần, gia đình ông Diêm Trọng Thách không chỉ tạo ra công việc cho mình… mà còn nhân rộng niềm tin, gieo mầm hạnh phúc cho biết bao người khuyết tật khác. Vì nhiệt tình và uy tín, sản phẩm của xưởng Toàn Thắng đã đến với những người khuyết tật ở khắp các tỉnh Hải *ng, Quảng Ninh, Hà Nội, Sơn La, Hà Giang... và một số tỉnh miền Trung.




Cả gia đình vẫn tiếp tục công việc và khát vọng còn dang dở của anh Thắng…

Niềm tin của anh Thắng đã được gửi vào logo sản phẩm: một người đứng trên vòng tròn (bánh xe) được bao bọc bởi vầng trăng, bên trong vòng tròn là ngôi sao màu đỏ. Màu đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết của tuổi trẻ, ngôi sao và vầng trăng mang ý nghĩa những khát vọng và ước mơ bay bổng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét