VINAGAME xóa tên HOÀNG SA và TRƯỜNG SA

Trong khi Chính Phủ và tất cả những người dân đang nỗ lực đấu tranh vì Trường Sa, Hoàng Sa thì ngay chính trên đất nước mình, mặt trận tư tưởng đã bị xuyên thủng. Đó chính là MP3 Zingcủa VinaGame, một công ty đang hoạt động tại Việt Nam và do người Việt Nam điều hành.


Giới doanh nhân chúng tôi rất bất bình khi thấy MP3 Zing bôi nhọ tổ quốc bằng cách "mã hóa" đi những từ Trường Sa, Hoàng Sa trong bài viết bình luận trên kênh giải trí này.
Chỉ cần vào mp3.zing.vn gõ từ khóa "gần lắm trường sa" là tên bài hát do ca sĩ Thanh Thúy trình bày, chúng ta sẽ thấy những phần bình luận có liên quan đến Trường Sa.


Công Ty VNG là của Trung Quốc





Chúng tôi không khỏi băn khoăn rằng tại sao làm ăn trên đất nước Việt Nam mà VinaGame lại có thể"bán đứng" tổ quốc mình. Trường Sa, Hoàng Sa là máu thịt của người dân Việt Nam, chúng ta kinh doanh cũng để làm giàu cho đất nước, cho bản thân mình. Vậy hà cớ gì VinaGame lại tiếp tay cho Trung Quốc dám xóa sổ Trường Sa, Hoàng Sa trên kênh truyền thông có hàng triệu triệu người truy cập mỗi ngày.


Được biết, VinaGame có cổ đông là một tập đoàn ở Trung Quốc đầu tư, nhưng không vì thế mà Hội đồng quản trị, Ban điều hành VinaGame lại tiếp tay cho giặc.
Cũng trong ngày này (31/7/2012),VinaGame đã đăng Thông cáo báo chí hùng hồn trên website của công ty về việc nói lại rằng VinaGame là công ty của Việt Nam,do người Việt Nam quản lý.


Hai điều này thật trái ngược. Nếu theo Thông cáo này thì có thể buộc tội Lê Hồng Minh có ý đồ phản quốc khi dám xóa đi những gì thuộc về chủ quyền của Tổ quốc, đó là Trường Sa, Hoàng Sa. Bởi là Công ty của Việt Nam sao dám xóa tên địa danh của Việt Nam (trường hợp in nhầm, viết nhầm đã là vi phạm pháp luật, huống hồ ở đây là cố tình xóa thông tin một cách trắng trợn).


Là người con của tổ quốc, chúng tôi kêu gọi Ban tư tưởng văn hóa Trung ương hãy có những biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn tình trạng này, quyết không để con cháu chúng ta thấy vậy đâm ra sợ Trung Quốc.
Một kênh truyền thông hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam mà Trung Quốc còn dám nhúng tay làm vậy mà không ai dám nói, dám lên tiếng thì sao con cháu chúng ta đủ nghị lực mà đấu tranh cho cái gọi là chủ quyền của tổ quốc?


Ban đầu VNG chủ sở hữu của zing do 5 người sáng lập trong đó có anh Lê Hồng Minh hiện là giám đốc, sau đó khi VNG mở ra mảng Zing, 4 người sáng lập còn lại bán hết cổ phẩn cho tencent trung quốc.


Hiện trên giấy tờ cổ đông còn lại là anh Lê Hồng Minh hiện đứng tên giám đốc chỉ còn giữ 1% cổ phần. Theo kế hoạch của Tencent Trung Quốc thì năm 2013 Vinagame Zing định niêm yết tại thị trường chứng khoáng Hồng Kong, đến thời điểm này tôi không cho là anh Minh sẽ tiếp tục điều hành Vinagame mà sẽ chính thức do người trung quốc điều hành.



Tencent của Trung Quốc trên giấy tờ do luật quy định không quá 50% do vậy tencent Trung Quốc trên giấy tờ hiện đang sở hữu 49% zing, thực chất những người nội bộ của zing đều biết tencent tàu hiện nắm hơn 70% cổ phần và đã nắm quyền chi phối và điều hành toàn bộ hoạt động của zing. Các vị trí key trong công ty xuất hiện bên ngoài vẫn là người Việt để ông chủ thật sự Trung Quốc có thể giấu mặt và lẳng lặn thôn tính người dùng Việt, nhân sự trung quốc đã sẵn sàng và hiện đã nắm giữ vị trí phó và sẵn sàng nằm điều hành bất kỳ lúc nào khi Tencent cảm thấy không cần thiết phải có người Việt ra mặt điều hành nữa.



Giám đốc tài chính của VNG hiện là người trung quốc, anh Minh hiện chỉ còn điều hành mảng game studio để phát triển một vài game, các mảng game nhập khác của vinagame hiện đều do người trung quốc điều hành.


Ngoài việc sở hữu zing với hơn 70% cổ phần để thôn tính user Việt Nam, tencent bên trung quốc nổi tiếng với sản phẩm qq chat, hiện tencent đang có chiến lược thôn tính tiếp tục user Việt Nam thông qua sản phẩm WECHAT ( tên trung quốc của wechat là weixin ).
Khi cài wechat lên điện thoại, wechat tự động lấy hết số điện thoại liên lạc trong phone book của người dùng, mọi thông tin đi lại của người dùng đều bị Tencent Trung Quốc ghi lại thông qua định vị GPS, nội dung tin nhắn trao đổi với người thân, lịch sử cuộc gọi, các nội dung của các website đã vào, các file lưu trữ trên máy.... mọi thông tin đều bị trung quốc lưu lại và theo doãi hết.
Trong thời gian qua, Tencent cũng đã rất thành công khi thông qua Zing làm việc với 2 chàng ngớ ngẩn tiếp tay cho đối thủ tiêu diệt mình là Samsung và Sony để cài zing mp3, zing news và zing brownser ( thực chất là qq brownser )


Samsung, Sony cài các sản phẩm của Tencent trung quốc thông qua Zing đã giúp cho Tencent trung quốc thôn tính người dùng Việt Nam, đồng thời tiếp tay cho Tencent trung quốc lấy người dùng của Samsung và Sony để cạnh tranh ngược lại với sản phẩm của 2 thương hiệu này, không biết mấy ông Samsung, Sony Việt Nam có mắt hay mù mà lại đi tiếp tay cho đối thủ tiêu diệt mình.
Như vậy Tencent Trung Quốc với 2 mũi tiến công đang mở chiến dịch thôn tính và theo doãi toàn bộ người dùng internet Việt Nam.


* thôn tính thông qua Vinagame Zing : 1 mặt thông qua việc sở hữu hơn 70% cổ phần của vinagame, tencent thực chất là người kiểm soát toàn bộ hoạt động của vinagame và Zing đồng thời thông qua danh nghĩa của người Việt và sản phẩm Việt thôn tính và theo doãi người dùng. Hiện Tencent Trung Quốc cũng đang ráo riết dùng Zing để quảng bá, thúc đẩy và thu hút người dùng Việt dùng wechat để từ đó nắm toàn bộ thông tin người dùng Việt.
* thôn tính thông qua ứng dụng mobile WECHAT : 1 mặt thông qua việc quảng bá thông qua Zing, chiêu dụ người dùng Việt cài ứng dụng wechat trên điện thoại để từ đó đánh cắp mọi dữ liệu, theo doãi mọi hoạt động từ đi lại ( thông qua gps ), giao tiếp ( lịch sử cuộc gọi, nội dung tin nhắn ), quan hệ ( contacts ), các web đã truy cập ( thông qua trình duyệt ), tất cả các loại username và password của các dịch vụ khác ( khi người dùng sử dụng trình duyệt Zing brownser hoặc QQ brownser ).


Tại Trung Quốc, Tencent có hơn 400 triệu người dùng thông qua các sản phẩm wechat, qq chat, lãi ròng năm 2011 là 1.7 tỷ USD.
Với tiềm lực về công nghệ và và tài chính hùng mạnh như trên, Tencent đang có kế hoạch mạnh mẽ trong việc đầu tư và thôn tính toàn bộ người dùng internet và mobile tại Việt Nam.


Zing đã bỏ ra hơn 200 trieu USD để mua cổ phần chi phối tại Zing Vinagame.


Hiện đầu tư rất nhiều tiền để quảng bá, quảng cáo WECHAT để chiêu dụ người dùng Viet Nam sử dụng để từ đó đánh cắp, theo doãi và kiểm soát mọi hoạt động của người dùng Việt thông qua điện thoại của họ.


Việt Nam hiện có hơn 30 triệu người dùng internet, Tencent hiện đã kiểm soát hơn phân nửa số người dung này, với việc phổ biến của điện thoại Android giá rẻ, tốc độ phổ biến của smartphone sẽ rất nhanh, theo đánh giá của tôi thì trong vòng 12 tháng tới với sự đầu tư mạnh mẽ về tài chính thì WECHAT và ZING của Tencent Trung Quốc có thể kiểm soát đến gần 30 triệu người dùng Việt Nam.


Đến thời điểm đó, với sức mạnh công nghệ, tiềm lực tài chính, kiểm soát user internet, Việt Nam sẽ khó có thể có một doanh nghiệp công nghệ thông tin nào có thể lớn lên và cạnh tranh lại được.
Tại Trung Quốc Tencent nổi tiếng giết chết các start up từ trong trứng nước, bất kỳ sản phẩm nào mới launching ra, nếu phản hồi thị trường tốt, Tencent lập tức copy mô hình, với tiềm lực về công nghệ, tài chính và user thì Tencent luôn thắng, mọi start up luôn tiêu và không có cơ hội lớn.


30 triệu user người dung Việt bị tencent trung quốc theo dõi và biết mọi hoạt động từ giao tiếp, giải trí, ví trị,....


Rồi đây không hiểu những thông tin này sẽ được chính phủ trung quốc sử dụng như thế nào để tiếp tục lấn chiếm biển đông và đất liền của Việt Nam


Những thông tin này người dùng này rồi đây không biết sẽ được doanh nghiệp trung quốc sử dụng thể nào trong việc thao túng thị trường Việt Nam, sản phẩm của Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam rồi đây chắc chắn sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc.
Zing, Wechat là sản phẩm và doanh nghiệp của Tencent Trung Quốc, do Trung Quốc kiểm soát, việc kiểm soat user này nguy hiểm cho người Việt hơn nhiều so với sản phẩm của Baidu, không biết có phải vì Tencent Wechat tiền nhiều và thế lực nhiều có thể dọn dẹp và bịt miệng hết các admin diễn đàn, các mắt báo hay sao mà trước giờ tôi chỉ thấy ném đá tẩy chay Baidu mà không ai thấy mối nguy thực sự của người Việt đến từ Tencent, Zing, Wechat.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét